Cải thiện tính chất cơ lý của bê tông nhựa mặt đường

#1
Cải thiện tính chất cơ lý của bê tông nhựa mặt đường

Khái niệm bê tông, bê tông tươi hay bê tông cốt thép đã quá quen thuộc với các công trình xây dựng. Vậy bê tông nhựa là gì? Cách sử dụng May mai nen như thế nào?

Bê tông nhựa bao gồm hỗn hợp cát, đá, nhựa đường và bột cấp phối. Nó thường được sử dụng để thảm các bề mặt đường mềm.

Sử dụng rác thải nhựa trong chế tạo mặt đường bê tông nhựa (BTN) nhằm cải thiện tính chất cơ lý của BTN mặt đường đồng thời còn góp phần bảo vệ môi trường.

Hiện nay, tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa, túi nilon rất nghiêm trọ̣ng.



Nếu trung bình 10% số lượng chất thải nhựa và túi nilon không được tái sử dụng mà thải bỏ hoàn toàn, lượng chất thải nhựa và túi nilon thải bỏ ở Việt Nam sẽ xấp xỉ 2,5 triệu tấn/năm.

Số lượng rác thải nhựa, túi nilon thải ra tăng dần sẽ là một “gánh nặng” cho môi trường, thậm chí còn dẫn đến thảm họ̣a “ô nhiễm trắng”.

Đã có nhiều nước sử dụng nhựa tái chế như Anh, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Úc... làm phụ gia sản xuất BTN, vì về lý thuyết, do có cấu tạo là các gốc hydrocarbon nên nhựa sau khi tan chảy sẽ liên kết vật lý dễ dàng với nhựa đường, ngăn không cho hỗn hợp bị rã vỡ ra và phân tán vào môi trường.

Điều này không chỉ giúp giảm ô nhiễm rác thải nhựa mà còn tăng khả năng làm việc của BTN.

Nghiên cứu ở Trường Đai học GTVT theo phương pháp trộn khô đã cho thấy các loại mảnh nhựa phế thải (mảnh nilon, chai PET, nắp PP) khi sử dụng làm phụ gia giúp tăng độ ổn định Marshall của BTN, trong khi loại hạt nhựa RPE không cho hiệu quả tương tự.

Quy trình tự chế tạo mẫu được thực hiện theo nghiên cứu.

Do đó, bài báo trình bày các kết quả bước đầu trong phòng thí nghiệm đánh giá khả năng sử dụng hạt nhựa phế thải làm phụ gia theo phương pháp trộn ướt cải thiện khả năng làm việc của BTN.

Trên cơ sở các thí nghiệm được phân tích thống kê đảm bảo mức độ tin cậy 95% đưa ra các kết luận và kiến nghị như sau:

- Có thể sử dụng hạt nhựa tái chế RPE (Recycled polyethylene) làm phụ gia theo phương pháp trộn ướt trong sản xuất BTN chặt, giúp tăng độ ổn định marshall, cường độ kéo gián tiếp và khả năng kháng hằn lún của hỗn hợp BTN. Hàm lượng phụ gia hạt RPE khoảng 6 - 10% khối lượng nhựa;

- Hỗn hợp BTN có sử dụng hạt RPE có các chỉ tiêu kỹ thuật thỏa mãn yêu cầu của tiêu chuẩn ngành 22TCN 356-06;

Nghiên cứu thêm tác dụng của phụ gia RPE đến khả năng kháng nứt mỏi của BTN; tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của phụ gia RPE với nhiều loại cốt liệu dùng để sản xuất BTN khác nhau; nghiên cứu hoàn thiện dây chuyền sản xuất và triển khai ở hiện trường.
 
Top