Chế biến da động vật thành phụ kiện thời trang

#1
Chế biến da động vật thành phụ kiện thời trang


Hãy nhớ rằng đằng sau vẻ đẹp của những bộ trang phục, túi xách, ví, và cty sản xuất sổ bìa da nhiều phụ kiện thời trang bằng da khác nữa là cả một quá trình sản xuất công phu và có ảnh hưởng đến sức khỏe không hề nhỏ.


Nguyên liệu được làm từ da động vật đã quá quá trình xử lý hóa học – người ta gọi là thuộc da”. Còn da tươi như ban đầu dược gọi là Da thuộc.


Da thuộc – da thật có đặc tính mềm, dẻo dai và đặc biệt rất bền. Da thuộc có tuổi thọ gấp nhiều lần các loại vật liệu phủ giả da khác, da thuộc từ trước đến nay vẫn luôn được coi là loại vật liệu chế tạo các loại túi, ví, dây lưng cao cấp và sang trọng nhất.


Để cho ra đời các phụ kiện như đã nêu trên thì phải trải qua quy trình thuộc da cơ bản để có được những tấm da chất lượng (người ta gọi là con da). Và chất lượng của da thuộc phụ thuộc vào nguồn gốc của da động vật được xử lý, một điều không kém phần quan trọng chính là kỹ thuật thuộc da và các hóa chất hoặc công nghệ sử dụng trong quá trình xử lý này.


Quy trình thuộc da cơ bản có 3 phần chính:


Lấy sẵn da động vật để thuộc:


Da động vật để thuộc thường là da bò, da dê, da cừu, da ngựa, da đà điểu hay cá sấu,… thời gian vừa qua còn có thông tin một số xưởng thuộc da bên Trung Quốc còn dùng cả da chó.


Chuẩn bị là quá trình đầu tiên của quy trình này, mục đích là loại bỏ những phần không cần thiết như các mô liên kết, phần thịt, mỡ thừa, biểu bì dính trên da để tránh quá trình phân hủy.


Tất cả các con da trước khi thuộc đều được phân ra theo chủng loại, kích thước và khối lượng, tính chất riêng để có được những con da thành phẩm chất lượng tương đương nhau.


Bước chuẩn bị bao gồm các khâu:


+ Tạo ẩm : phục hồi độ ẩm cho da, tránh gẫy gập da vì nước mất đi trong quá trình bảo quản


+ Tẩy lông, ngâm vôi: người ta dùng các chất hóa học để phá hủy chân lông và lớp biểu bì trên bề mặt da, đồng thời làm trương nở da nên cần sự kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng hóa chất, nước, nhiệt độ và cả thời gian xử lý.


+ Cán mỏng: Những tấm da tự nhiên có bề dày khác nhau, tùy theo mục đích sử dụng mà người ta sử dụng các máy xé da chuyên nghiệp để cán mỏng cho các tấm da có độ dày đồng đều nhau.


+ Tẩy vôi, làm mềm: Để không làm giảm chất lượng con da do dư lượng chất hóa học trong các quá trình xử lý trên, người ta phải tẩy vôi. Sau khi tẩy vôi, là quá trình làm mềm da, với các con da sử dụng để làm thắt lưng, ví da, túi xách hoặc giày da thì công đoạn này rất quan trọng. Với da dùng để làm đế giày hoặc da dùng cho công nghiệp thì công đoạn này kém quan trọng hơn.


Sau bước chuẩn bị, người ta sẽ kiểm tra lại chất lượng của các con da trước khi bước vào quá trình thuộc.
 
Top