Chỉ cần làm một thủ tục cho cả phần nhà và đất

#1
Chỉ cần làm một thủ tục cho cả phần nhà và đất


Các loại "Giấy đỏ", "Giấy hồng" đã cấp vẫn có giá trị. Chỉ khi nào chủ sử dụng đất hoặc Làng Pháp Bảo Lộc Resort & Spachủ sở hữu nhà có giao dịch thì mới phải cấp đổi sang loại giấy mới theo Luật Đăng ký bất động sản.


Sáng ngày 6/6, Hội đồng thẩm định dự thảo Luật Đăng ký bất động sản đã họp cho ý kiến về dự thảo luật này trước khi trình Chính phủ vào cuối tháng 6 này.


Luật Đăng ký Bất động sản có 6 chương với 111 điều. Được nhận định là bộ luật khá lớn và rất nhạy cảm vì liên quan đến vấn đề đăng ký và cấp giấy chứng nhận về bất động sản. Hơn thế, dự án luật này phải giải quyết tất cả những “bùng nhùng”, vướng mắc và mâu thuẫn về việc đăng ký bất động sản đã được quy định trước đó trong các văn bản luật khác nhau.

Người dân và Nhà nước được lợi gì?


Giải trình trước Hội đồng thẩm định, bà Nguyễn Thúy Hiền, Cục trưởng Cục Đăng ký giao dịch Bảo đảm, Bộ Tư pháp, đơn vị chịu trách nhiệm soạn thảo dự án Luật này nói, việc cấp “sổ đỏ” theo Luật Đất đai và “sổ hồng” theo Luật Nhà ở hiện nay một phần đã giúp Nhà nước quản lý bất động sản để thu thuế, chống tham nhũng, thực hiện quy hoạch... Người dân đã đăng ký thì được công nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu của mình, có cơ sở để tòa án xử lý.


Tuy nhiên, theo bà Hiền, điều phiền hà hiện nay, là người dân hoặc cơ quan tổ chức, muốn biết thông tin về một mảnh đất hay ngôi nhà thì phải qua rất nhiều “cửa” (đất thì sang Bộ Tài nguyên môi trường, nhà sang Bộ xây dựng).
Hiện có tới hai hệ thống đăng ký, trong khi bất động sản thường là một thế thống nhất khó tách bạch. Mà đã hai “cửa” thì có nghĩa là phải mất hai loại phí, lệ phí, hai loại giấy tờ, nên tốn kém và phiền hà hơn. Vì vậy, bà Hiền khẳng định “một cửa” sẽ khiến cho việc này đơn giản, thuận tiện cũng như tăng cường chất lượng dịch vụ công, chống tham nhũng, khiếu kiện liên quan đến bất động sản.


Ngoài ra, bà Hiền nói, việc xây dựng hồ sơ về hiện trạng và tình trạng pháp lý của bất động sản, trong đó thể hiện đầy đủ quá trình xác lập và biến động về hiện trạng và tình trạng pháp lý của bất động sản như diện tích, ranh giới, chủ sở hữu và chủ sử dụng, các quyền và hạn chế của các chủ thể này và của cá nhân, tổ chức có liên quan đến bất động sản, dữ liệu thông tin tập trung về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất sẽ đảm bảo các thông tin được công khai, minh bạch, thuận tiện cho mọi cá nhân, tổ chức trong việc tìm hiểu thông tin.


“Sổ hồng”, “Sổ đỏ” vẫn nguyên giá trị mà không cần cấp đổi


Dự thảo quy định cấp một loại giấy chứng nhận gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, trong đó nêu rõ hiện trạng bất động sản, người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất và những biến động về bất động sản sau khi cấp giấy chứng nhận.


Giấy này khắc phục được các bất cập hiện nay do tồn tại nhiều loại giấy chứng nhận có nội dung tách biệt với nhau và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong quá trình thực hiện quyền sử dụng, quyền sở hữu bất động sản của mình.


Việc thiết kế giấy chứng nhận mang tính kỹ thuật và có thể đáp ứng được các tình huống đăng ký, kể cả trong trường hợp chủ sử dụng đất không đồng thời là chủ tài sản gắn liền với đất.


Bà Hiền khẳng định rằng, dự thảo Luật đã quy định theo hướng tôn trọng “lịch sử”. Nghĩa là các loại giấy tờ nhà đất đã được cấp trước đây như “sổ hồng”, “sổ đỏ” vẫn có giá trị nếu chủ sở hữu không có giao dịch. Chỉ khi nào có giao dịch liên quan đến bất động sản đó thì mới làm thủ tục cấp đổi.


Ví dụ, đất của ông A đã được cấp “sổ đỏ” thì khi Luật Đăng ký bất động sản có hiệu lực, nếu ông A không có giao dịch gì liên quan đến mảnh đất đó thì đương nhiên “sổ đỏ” vẫn có giá trị. Tuy nhiên, nếu ông A bán mảnh đất đó cho ông B thì khi làm thủ tục sang tên, ông B sẽ đăng ký và nhận Giấy đăng ký theo quy định của Luật Đăng ký Bất động sản. Trường hợp khi Luật Đăng ký bất động sản có hiệu lực mà bất động sản đó chưa có một loại giấy tờ gì thì sẽ làm thủ tục đăng ký và cấp giấy theo Luật Đăng ký bất động sản.


Bà Hiền giải thích rằng hiện nay hệ thống lưu trữ cơ sở dữ liệu về việc đăng ký nhà đất được lưu bằng giấy tờ nên nếu thực hiện cấp đổi sẽ gây quá tải và tốn kém không cần thiết. Việc giữ nguyên giá trị của những giấy tờ đã cấp và thực hiện việc cấp đổi khi có giao dịch không phải là thêm giấy hay thêm thủ tục.


UBND hay VP đăng ký nhà đất sẽ cấp giấy đăng ký?


Dự thảo Luật Đăng ký bất động sản đã đưa ra một quy định khá cởi mở: Văn phòng đăng ký bất động sản có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.


Nếu theo phương án này, thì trình tự đăng ký đơn giản hơn và rút ngắn được thời gian đăng ký, vì Văn phòng đăng ký bất động sản không phải trình hồ sơ sang Ủy ban nhân dân có thẩm quyền để ký Giấy chứng nhận như hiện nay. Điều này sẽ tạo thuận lợi hơn cho người dân và phù hợp với chủ trương đẩy mạnh phân cấp cho cơ sở.


Tuy nhiên, theo đại diện của Bộ nội vụ và Bộ Nông nghiệp thì Văn phòng đăng ký bất động sản không có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. mà chỉ được tiếp nhận, xử lý hồ sơ và trình Ủy ban nhân dân có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận nêu trên. Tức là việc cấp giấy chứng nhận vẫn phải do cơ quan công quyền thực hiện.


Về cơ quan quản lý việc đăng ký, hầu hết, các ý kiến đều đồng ý với ban soạn thảo là không thành lập mới hệ thống cơ quan đăng ký mà để Bộ Tài nguyên Môi trường quản lý vì Bộ này đang quản lý đất đai nên sẽ thống nhất và thuận lợi hơn.
 
Top