Hướng dẫn bạn giảm cân không cần ăn kiêng

#1
Hướng dẫn bạn giảm cân không cần ăn kiêng

Bạn cần chú ý nhiều yếu tố khác để có được cân nặng mong muốn.
Duy trì cân nặng là vấn đề phức tạp. Nếu quá béo, chúng ta sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề như bệnh tim mạch, Cân điện tử 2 số lẻtiểu đường, ngừng thở khi ngủ hay ung thư.


Tuy nhiên, các chế độ ăn kiêng đôi khi cũng gây hại về cả thể chất lẫn tinh thần. Dưới đây là giá cân phân tích một số yếu tố giúp quản lý cân nặng được tờ Clean Plates đăng tải, dựa trên tư vấn của nhiều chuyên gia dinh dưỡng, huấn luyện viên.

Ăn để bồi bổ, không phải để hạn chế

Trọng lượng cơ thể không đơn giản chỉ tính toán bằng việc đong đếm calo hấp thụ/tiêu hao. Jess Cording, chuyên gia dinh dưỡng cho biết: "Hấp thụ dinh dưỡng đầy đủ là điều quan trọng. Nếu bị thiếu hụt dinh dưỡng, cơ thể khó hoạt động tối ưu. Điều này ảnh hưởng đến tốc độ trao đổi chất".

Việc thiếu hụt chất cũng dẫn đến tăng cân. 46% người Mỹ có lượng magie thấp. Đây là chất giúp điều chỉnh lượng đường trong máu. Hấp thụ ít magie gây ra mệt mỏi, lo lắng và thèm ăn.

Trong khi đó, 76% dân số có lượng vitamin D thấp. Việc thiếu hụt vitamin D ảnh hưởng tới bệnh béo phì.

Theo Cording, bạn không thể chỉ ưu tiên một vài khía cạnh trong chế độ dinh dưỡng và vẫn muốn thành công trong việc quản lý cân nặng.

Điều này có nghĩa bạn cần ăn uống cân bằng, lành mạnh các chất dinh dưỡng đa lượng (protein, carbs phức hợp, chất béo tốt) để thúc đẩy cảm giác no, cân bằng lượng đường trong máu.

Thay vì tập trung loại bỏ những thứ khỏi chế độ ăn, bạn nên quan tâm việc ăn nhiều thứ tốt hơn. Chiến lược được Clean Plates đưa ra cho hầu hết bữa ăn là 1/2 rau, 1/4 carbs giàu chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, 1/4 protein và đảm bảo có thêm chất béo lành mạnh trong thực đơn.

Tránh ăn vặt đêm khuya

Một số nghiên cứu chỉ ra ăn đêm ảnh hưởng lớn đến việc tăng chất béo trong cơ thể. Các nghiên cứu khác nhận thấy ăn sau 20h khiến chỉ số BMI cao hơn - bất kể thói quen ngủ của bạn thế nào.

Đây cũng là lý do liên quan đến mức insulin tăng cao vào những thời điểm bất thường. Ví dụ khi bạn ăn món giàu carb vào lúc đáng lẽ nên ngủ.

Điều này làm nhịp sinh học tự nhiên của cơ thể bị gián đoạn, ảnh hưởng tới hormone khác và làm tăng cân cũng như nguy cơ mắc tiểu đường.

Lời khuyên là nếu thực sự cần nhấm nháp gì đó, bạn nên chế biến chúng thành món ăn nhẹ (150 calo hoặc ít hơn). Hãy ưu tiên thực phẩm giàu dinh dưỡng, ít khả năng tăng cân như quả mọng, sữa chua, táo, bơ đậu phộng.

Chú trọng giấc ngủ

Ngủ đủ giấc ảnh hưởng đến nhiều vấn đề sức khỏe, kể cả việc giảm cân. Theo Clean Plates, người thường ngủ ít hơn 7 giờ nhiều khả năng có chỉ số BMI cao hơn, đồng nghĩa với nguy cơ bị béo phì cao hơn so với nhóm ngủ đủ giấc.

Ngủ không đủ giấc gây rối loạn 2 loại hormone điều chỉnh cảm giác đói/no của cơ thể là ghrelin và leptin. Ghrelin được kích hoạt khi dạ dày bị rỗng, tạo nên cảm giác đói.

Trong khi đó, leptin tạo cảm giác no khi đã ăn đủ. Tuy nhiên, giấc ngủ thiếu khiến nồng độ ghrelin tăng và leptin giảm. Điều này khiến bạn ăn nhiều hơn một cách phản khoa học.

Tránh căng thẳng

Nhịp sống hiện đại khiến nhiều người bị căng thẳng. Sự căng thẳng đến từ nhiều vấn đề như tiền bạc, công việc... Khi căng thẳng cao sẽ dẫn đến gia tăng nồng độ cortisol. Đây còn gọi là hormone stress do nó được sinh ra khi cơ thể bị căng thẳng.

Nồng độ cortisol tăng mãn tính khiến bạn ăn nhiều hơn, từ đó gây tăng cân. Ngoài ra, Cân phân tích 4 số lẻ một chế độ ăn quá nghiêm ngặt cũng khiến bạn bị tăng cortisol.

Bạn có thể giảm tải căng thẳng theo nhiều cách. Một trong số đó là luyện tập với cường độ thấp như đi bộ, yoga, pilate, chạy bộ chậm, bơi lội...
 
Top