Những kiến thức cần biết về thực phẩm đông lạnh

#1
Những kiến thức cần biết về thực phẩm đông lạnh


Thực phẩm đông lạnh ngày nay rất trở nên phổ biến, tuy nhiên, cách bảo quản và chế biến sao cho vẫn giữ được hàm lượng dinh dưỡng vốn có Điểm dân cư Đức Giang của nó không phải ai cũng rõ.


Những điều nên biết
Không dùng những loại thực phẩm đã quá hạn sử dụng hay không rõ nguồn gốc xuất xứ.


Những loại thực phẩm chế biến sẵn thường có hàm lượng muối cao, không tốt cho sức khỏe.


Không nên dùng những thực phẩm tái đông vì những thực phẩm này có mức nguy hại cao hơn nhiều so với lúc chưa tái đông.


Tốt nhất bạn nên chọn những loại thực phẩm đông lạnh “sạch” để sử dụng, nghĩa là không ướp muối, không ướp đường, không có chất bảo quản…


Tuân thủ các bước hướng dẫn rã đông thực phẩm được ghi trên bao bì.


Lưu ý
Thường thì người ta dùng ngăn đá của tủ lạnh để làm đông lạnh thực phẩm. Và nhiệt độ tối ưu để đông lạnh là -18 độ.


Khi đi siêu thị, bạn nên chọn mua những loại rau đã được bảo quản lạnh. Vì những loại rau để ngoài tự nhiên sẽ bị mất đi rất nhiều vitamin.


Các thực phẩm được làm đông lạnh nên sử dụng trong vòng 1 tuần vì nếu không thì sẽ mất đi khá nhiều chất dinh dưỡng. Có một nguyên tắc bạn cần ghi nhớ đó là: làm đông nhanh nhưng rã đông từ từ.


Những lưu ý khi rã đông
Nên rã đông từ từ để tránh việc thực phẩm mất nước nhanh, đồng thời các vitamin cũng trôi theo.


Nếu bạn rã đông thực phẩm ở nhiệt độ phòng thì vẫn nên để thực phẩm ở trong bọc hoặc trong hộp. Không nên để thực phẩm ra ngoài để tránh vi khuẩn xâm nhập.


Dù rã đông ở nhiệt độ phòng thì vẫn nên để trong hộp


Không nên rã đông bằng nước nóng.. Nhưng nếu bạn vẫn muốn rã đông nhanh thì nên dùng lò vi sóng.


Rã đông nhanh bằng lò vi sóng không mất chất dinh dưỡng


Không nên làm đông lạnh những loại thực phẩm mà trước đó bạn đã rã đông. Làm như vậy chất dinh dưỡng trong thực phẩm sẽ không còn nữa.


Ngoài ra,bạn vẫn có thể rã đông thực phẩm bằng ngăn mát của tủ lạnh bằng việc điều chỉnh nhiệt độ của nó từ 8 đến 10 độ để từ 4-5 tiếng mà không làm mất chất dinh dưỡng. Cũng như bảo đảm vệ sinh thực phẩm.
 
Top