Những vấn đề đáng lưu ý khi BĐS hạ nhiệt

#1
Những vấn đề đáng lưu ý khi BĐS hạ nhiệt


Đó là nhận định của ông Đặng Quang, Trưởng phòng cấp cao bộ phận tư vấn chiến lược, dịch vụ tư vấn của tập đoàn Jones Lang LaSalle về đất nền Đức Giang Bảo Lộcthị trường BĐS Việt Nam.
Thị trường căn hộ, nhà ở tạm chững lại


Theo ông Quang, hiện nay do lãi suất của ngân hàng nhà nước tăng và sự sụt giá gần đây của đồng Việt Nam so với đồng USD đã kéo theo sự chững lại của thị trường nhà ở.


Giá giao bán căn hộ tại Hà Nội đã giảm từ 15 - 25% so với quý 4/2007. Bên cạnh đó, đầu tư tài chính vào bất động sản hiện tại đã trở nên kém hấp dẫn và kém đảm bảo so với mức lãi suất huy động tiền gửi hiện tại của các ngân hàng.


Ông Quang phân tích: các sản phẩm do các chủ dự án cung cấp ra thị trường dường như không có định hướng rõ ràng về phân khúc thị trường, đặc biệt là từ những công ty non trẻ hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm mà sức mạnh kinh doanh chủ yếu của họ phụ thuộc vào việc sở hữu một quỹ đất dồi dào. Việc đầu tư vào chiến lược phát triển sản phẩm và nghiên cứu thị trường đang bị nhiều nhà đầu tư trong nước bỏ qua.


Theo dự báo của Jones Lang LaSalle, đến cuối năm 2009 hoặc đầu 2010 khi các yếu tố của nền kinh tế vĩ mô dự kiến ổn định, với sự hỗ trợ của các chính sách mới như quyền sở hữu căn hộ của người nước ngoài và xoá bỏ quy định giới hạn số lượng nhân viên nước ngoài, thị trường căn hộ sẽ sôi động trở lại sau giai đoạn hạ nhiệt tạm thời này.


Thị trường văn phòng và bán lẻ vẫn nóng


Khác với thị trường căn hộ, thị trường văn phòng và bán lẻ đang trải qua giai đoạn mất cân bằng giữa cầu cao và cung hạn chế. Nhu cầu về không gian cao cấp tăng cao và sẽ tiếp tục tăng cho đến năm 2012. Tháp BIDV, khách sạn Hà Nội, toà nhà Landmark... là địa điểm được khách hàng ưa chuộng.


Giá thuê văn phòng hiện đang bị đẩy lên cao do thiếu hoặc không có diện tích trống. Trong khi đó, cùng với chính sách thắt chặt cho vay của các ngân hàng thương mại, tăng lãi suất tiền gửi và chi phí xây dựng (tăng khoảng 40% so với quý 4/2007), nhiều chủ dự án hiện đang xem xét lại, lùi tiến độ, thậm chí từ bỏ các dự án phát triển của mình.


Đối mặt với những khó khăn này, rất nhiều nhà đầu tư kêu gọi người cùng đầu tư tăng cường huy động vốn; một số người còn buộc phải chuyển nhượng quyền phát triển dự án cho người khác. Tuy nhiên, đó là cơ hội vàng cho các nhà đầu tư có kinh nghiệm, vốn và sự hiểu biết về thị trường để giành lấy các dự án đầu tư trung và dài hạn tại Việt Nam.


Nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký đã tăng một cách đáng kinh ngạc trong vòng 3 năm trở lại đây, đạt 14,7 tỷ USD từ đầu năm đến nay, tăng gấp 2,6 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này đã khẳng định các nhà đầu tư nước ngoài vẫn lạc quan về tương lai lâu dài và tiềm năng của Việt Nam.


Nhiều chuyên gia kinh tế độc lập dự đoán rằng lạm phát sẽ được kiểm soát trong năm 2009,GDP tăng chậm lại nhưng vẫn đạt trên 7% trong năm nay và đạt mức cao trở lại trong năm 2009; Sự ổn định vĩ mô cho cả nước sẽ được duy trì nhờ các biện pháp kiên quyết và kịp thời của Chính phủ.
 
Top