Phương pháp chống thấm tường hiệu quả cao

#1
Phương pháp chống thấm tường hiệu quả cao


Thi công chống thấm tường nhà liền kề hay tường giáp ranh với nhà hàng xóm là máy lau sàn công nghiệp một công việc hết sức gian nan. Vì đây được cho là một vị trí khá nhạy cảm. Nó bị hạn chế về diện tích và thường xuyên bị ứ đọng bởi nước mưa không thoát được. Vì vậy mà vị trí này có nguy cơ bị thấm dột ở mức báo động. Và tất nhiên, hậu quả của nó không chỉ cho ngôi nhà bạn. Mà còn đối hệ lụy cho cả nhà hàng xóm bên cạnh. Do đó, chống thấm tường liền kề trở thành một vấn đề nhức nhối trong ngành chống thấm. Nhưng bất cứ vấn đề gì thì đều có cách giải quyết.


Nguyên nhân và hậu quả mà tình trạng thấm tường liền kề gây ra
Cũng như các sự cố thấm dột ở các vị trí khác, đối với các phát sinh của tường liền kề cũng do nhiều yếu tố gây ra:


Nguyên nhân khiến tường liền kề bị thấm ẩm
Vị trí diện tích nhỏ hẹp, khó thi công chống thấm. Hoặc thi công không đạt hiệu quả.
Không gian tù đọng, bí bách, nước mưa tích tụ lâu ngày gây thấm dột.
Với những nhà thi công sau, sẽ gần như không có không gian nào để tiến hành chống thấm từ ngoài vào. Thậm chí còn không thể tô trát được.
Thi công nền móng không chắc chắn, bị sụt lún khiến tường nứt nẻ và thấm dột.
Nếu nhà bạn và nhà hàng xóm sát vạch thì có thể thấm dột từ tường này qua tường kia. Đặc biệt là khu vực tường đó có chứa hệ thống đường ống dẫn thoát nước.
Hậu quả khi không ngăn chặn tình trạng thấm dột tường liền kề
Với những nguyên nhân nêu trên, nếu không có 1 biện pháp chống thấm tường liền kề hiệu quả. Chắc chắn, hệ quả chúng mang lại thì không thể lường hết được:


Tường bên trong nhà ẩm mốc, ố đen, cáu cạnh, xấu xí. Từng lớp rêu mọc lên, các vệt nước ố màu loang lổ,… Chúng làm giảm mỹ quan ngôi nhà, dù cho là nhà mới xây.
Không khí trong nhà ẩm ướt, hôi mốc. Các vật dụng treo tường hoặc kê sát tường cũng bị ảnh hưởng. Đặc biệt là đồ gỗ hay đồ điện tử.
Kết cấu tường bị phân rã, suy giảm và dễ bị nứt nẻ.
Thực ăn trong nhà cũng dễ bị nấm mốc, lên men,… Vô tình dẫn đến lãng phí thực phẩm. Thậm chí là gây hại cho sức khỏe của các thành viên.
Ngôi nhà bị xuống cấp nhanh hơn, giảm giá trị và tuổi thọ.
Hậu quả khi không ngăn chặn tình trạng thấm dột tường liền kề


Giải pháp nào chống thấm tường liền kề triệt để?
Lý tưởng nhất vẫn là chống thấm ngay khi xây mới. Trong trường hợp bỏ qua hoặc chống thấm không hiệu quả, thì gia chủ vẫn có thể áp dụng một số cách chống thấm tường nhà liền kề sau:


Giải pháp 1: Chống thấm tường liền kề bằng máng thoát nước
Mỗi khi mưa, khe tiếp giáp giữa 2 bức tường bị dội bởi nước mưa và lâu ngày gây thấm. Để ngăn chặn tình trạng này, phương pháp mà F24 thương áp dụng đó là thiết kế 1 máng nước mái tôn ngăn nước chảy xuống. Tại vị trí tiếp giáp tường, đặt 1 miếng tôn ghim cố định dọc theo khe tưởng giữa 2 bức tường. Tiếp theo là sơn thêm 2 lớp sớn Elast nhằm tăng khả năng chống tia UV. Nhờ đó mà tuổi thọ và chức năng chống thấm của miếng tôn được nâng cao. Và khi có sự che chắn của miếng tôn, nước mưa bị ngăn lại. Đồng nghĩa với việc tường bên dưới sẽ không phải tiếp xúc với nước. Như vậy, chúng ta đã hoàn thành việc chống thấm khe tiếp giáp giữa 2 nhà.


Giải pháp 2: Chống thấm tường liền kề ngay từ khi mới xây
Đây là lựa chọn tối ưu, an toàn và hiệu quả nhất cho mọi công trình. Quá trình thi công như sau: Ở vị trí phân tiếp giáp, ta sẽ sử dụng gạch đặc, vữa xây trộn bê tông gốc chống thấm và trát mác cao. Bề dày cần đạt được là tối thiểu 220mm mới có thể đảm bảo ngăn được thấm dột tường từ ngoài vào.


Giải pháp 3: Khắc phục sự cố thấm dột tường giáp ranh bằng phương pháp chống thấm ngược
Trong trường hợp không thể thực hiện được 2 giải pháp trên. Khi xảy ra sự cố thì phương án xử lý nghịch được F24 cân nhắc nhiều nhất.


Cách chống thấm tường nhà liền kề bằng phương pháp chống thấm ngược


Vật liệu thi công chống thấm ngược:
Phương pháp tiến hành:
Bước 1: Đục bỏ lớp tường đã bị hư hỏng. Sau đó thi công mài sạch chỉ để trơ lại phần lõi bê tông của tường. Lưu ý: Tại các vị trí khe rãnh bị nứt, phải dùng chổi sắt nhỏ xử lý thật sạch sẽ. Rồi mới bơm keo chống thấm vào bít đầy khe nứt.
Bước 2: Ở bước này, ta tiến hành quét 1 lớp phụ gia chống thấm lên tường bê tông cần sửa chữa. Sau đó thực hiện khò nóng chảy màng bitum, dán chặt lên tường. Sau đó phủ 1 lớp vữa bảo vệ sika latex lên trên lớp màng.
Bước 3: Tiến hành bảo dưỡng nếu cần thiết.
Bước 4: Cuối cùng là sơn phủ thẩm mỹ, hoàn thiện tường.
 
Top