Thị trường BĐS hiện nay vẫn còn khá cao

#1
Thị trường BĐS hiện nay vẫn còn khá cao


Giá bất động sản hiện tại chỉ giảm so với đỉnh giá rao trong quý I năm nay, nhưng Biệt thự làng Pháp Bảo Lộc vẫn còn cao hơn 50% so với trước đó hơn một năm


Tại quận 7-TPHCM, nhiều dự án BĐS đã được xây dựng nhiều năm nay nhưng vẫn còn lem nhem, với tình trạng đất trống là chủ yếu.


Còn cao hơn năm ngoái


Thời gian qua, những lô đất, căn hộ của các dự án trong khu vực này như: Him Lam, Tân An Huy, Thái Sơn, Hoàng Anh, Quốc Cường... được giới đầu cơ mua đi bán lại nhiều vòng (chủ yếu giao dịch trên giấy), làm cho giá BĐS bị đẩy lên quá cao.


Mặc dù thị trường BĐS hiện đang rất ế, các văn phòng môi giới vắng tanh, nhưng nếu theo dõi quảng cáo trên báo thì thấy giá nhà đất chào bán còn cao hơn rất nhiều so với cách nay một năm.


Cụ thể, ngày 18-10, giá đất dự án Him Lam (rao bán trên báo Mua & Bán) ở vị trí các đường quy hoạch nội bộ có mức giá từ 32– 35 triệu đồng/m2, trong khi hơn một năm trước giá đất ở đây từ 21 – 22 triệu đồng/m2 (Công ty BĐS Đất Lành đăng quảng cáo 18-8-2007).


Đây là mức giá chào bán, có thể còn thương lượng giảm bớt. Gần khu vực đó, dọc các con đường số thuộc hai phường Tân Quy và Tân Kiểng (là khu dân cư hiện hữu), mỗi căn nhà nát diện tích đất khoảng 144 m2 (8 m x 18 m) có giá chào bán trung bình 4 tỉ đồng (xấp xỉ 28 triệu đồng/m2), trong khi vào tháng 8 năm ngoái, giá chào bán chỉ khoảng 2,6 tỉ đồng (Mua & Bán ngày 18-8-2007).


Như vậy, tại khu vực quận 7 (và nhiều khu vực tại TPHCM) giá BĐS hiện tại chỉ giảm so với đỉnh giá rao trong quý I năm nay, còn so với trước đó hơn một năm thì vẫn còn cao hơn 50%.


Căn nhà ống thường = thu nhập 100 năm


Nhu cầu mua nhà để ở tại TPHCM rất lớn, nhưng do giá nhà đất hiện còn ở “trên trời”, trong khi thu nhập của nhiều người thì ở “mặt đất” nên nhiều người cần nhưng không đủ tiền mua. Theo khảo sát của Bộ Xây dựng, trên cả nước còn khoảng gần 700.000 cán bộ, công chức chưa có nhà ở; khoảng 20% dân số tại các đô thị thật sự gặp khó khăn về nhà ở, trên 30% các hộ gia đình có nhà ở diện tích dưới 36 m2/căn. Tại TPHCM, bình quân nhà ở chỉ đạt 12 m2/người.


So với cả nước, thu nhập của người dân tại TPHCM khá cao, năm 2007, bình quân đạt 2.180 USD/người. Nếu năm 2008 tăng thêm khoảng 12% thì thu nhập sẽ đạt 2.440 USD/người (tương đương 40 triệu đồng).


Như vậy, để có được một căn nhà ống hai hoặc ba tầng bình thường, tổng diện tích xây 200 m2, diện tích đất 100 m2, nếu giá mua đất ở mức thấp nhất như nói trên tại dự án Him Lam thì cần phải có tối thiểu 4 tỉ đồng (trong đó tiền mua đất 3,2 tỉ và xây nhà 800 triệu đồng), vượt xa tầm với của đại đa số người dân. Tính ra số tiền tậu nhà đất đó bằng 100 năm thu nhập bình quân (40 triệu x 100 = 4 tỉ) của một người dân TPHCM theo mức năm 2008.


Siết nợ, giá BĐS sẽ giảm tiếp ?


Trong khi “cò” tung chiêu làm giá để hút khách, thì nhiều chủ đầu cơ đang âm thầm chịu sức ép trả lãi vốn vay. Đến ngày 30-9, dư nợ tín dụng liên quan BĐS của cả hệ thống ngân hàng thương mại trên cả nước lên đến 600.000 tỉ đồng.


Trong đó cho vay đầu tư BĐS khoảng 115.500 tỉ đồng (riêng TPHCM chiếm trên 50%), số còn lại là khoản tín dụng nhận thế chấp bằng BĐS. Cao điểm cho vay đầu cơ BĐS là cuối 2007 và đầu 2008.


Như vậy, nếu kỳ hạn vay là một năm, khi khách không trả được nợ theo hợp đồng thì thời điểm ngân hàng siết nợ sẽ bắt đầu từ đầu năm 2009. Lúc đó “sức đề kháng” của nhiều chủ đầu cơ giảm, buộc họ phải hạ giá bán để lấy tiền trả nợ, nhiều khả năng giá BĐS sẽ giảm thêm.
 
Top