Cần Mua Tư vấn thiết kế mặt bằng căn hộ chung cư cao tầng

#1
Tư vấn thiết kế được xem là một trong những bước quan trọng nhất của công trình xây dựng. Hiện nay, do quá trình đô thị hóa càng phát triển nên các căn hộ chung cư cao tầng được mọc lên như nấm tại các thành phố lớn.

Để có được một mặt bằng vừa phù hợp với cảnh quan xung quanh vừa phải có tính thẩm mỹ cao thì sự đòi hỏi khắt khe về kỹ thuật đều phải hết sức chặt chẽ và cụ thể, từ đó đem lại giá trị sống cho dân cư. Có 04 kiểu dạng hình bố trí khi tư vấn thiết kế mặt bằng cho căn hộ chung cư cao tầng.



1. Tư vấn thiết kế dạng hành lang

Gồm hai biến thể hành lang giữa và hành lang bên. Trong đó, dạng hành lang giữa có cấu trúc của các căn hộ chạy dọc theo một trục hành lang ở chính giữa. Tuy nhiên, dạng này chỉ dung cho các chung cư tiêu chuẩn thấp.



Ưu điểm: Giá thành xây dựng rẻ, kết cấu đơn giản, dễ thi công.

Nhược điểm: Khả năng thông gió trực tiếp kém. Ngoài ra, hướng mở của các chức năng bếp, vệ sinh thường ở phía hành lang nên thường ảnh hưởng đến vấn đề thông gió.

2. Tư vấn thiết kế dạng tháp

Trước đây vào những năm 1980. Hình dáng mặt bằng của chung cư cao tầng dạng tháp và dạng hành lang giống nhau tương đối. Hành lang là lối đi chính để lên xuống, mỗi tầng có thể có đến mười mấy căn hộ, về sau số lượng căn hộ giảm xuống còn 6 đến 8 căn hộ chung cư một lõi thang hoặc ít hơn, 4 hộ/lõi thang.



Ưu điểm: Bố cục của mặt bằng có thể kiểm soát khả năng lấy ánh sáng từ mặt trời.

Nhược điểm: Hình dáng căn hộ của cùng một mặt bằng không đồng đều, điều này khiến những căn hộ có diện tích càng lớn càng khó lấy sáng.

3. Tư vấn thiết kế dạng đơn nguyên

Mẫu chung cư cao tầng được thiết kế mặt bằng theo dạng đơn nguyên

Cách tổ chức các căn hộ đơn lẻ tập trung quanh một nút giao thông đứng gồm có thang bộ và thang máy. Mỗi đơn nguyên có từ 4 đến 6 căn hộ. Chung cư dạng đơn nguyên dần thay thế cho các dạng khác và trở thành dạng chung cư được xây dựng phổ biến hiện nay.



Ưu điểm: Thuận lợi trong việc lấy gió, lấy sáng tự nhiên. Có sự riêng tư cao, ít ảnh hưởng lẫn nhau.

Nhược điểm: Vốn đầu tư xây dựng, phí tốn đất đai, chi phí lắp đặt thang máy cao như nhau. Số lượng căn hộ thấp, diện tích phụ lớn.

4. Tư vấn thiết kế dạng đơn nguyên kết hợp hành lang

Đây là dạng phát triển của chung cư kiểu đơn nguyên, sự kết hợp giữa nhà tháp và nhà tấm. Các đơn nguyên được ghép với nhau tại một hoặc hai cạnh để tạo nên một tổ hợp. Có các cách ghép đơn nguyên theo chiều ngang, chiều dọc hoặc ghép tự do. Khi ghép lại, có thể chia làm 3 dạng: đơn nguyên đầu hồi, đơn nguyên giữa, đơn nguyên góc.

Một bản vẽ phác thảo của dạng đơn nguyên kết hợp hành lang

Ưu điểm: Nhờ việc ghép các đơn nguyên nên diện tích giao thông hoặc diện tích sàn giảm và tiết kiệm được chi phí đầu tư.

Nhược điểm: Đòi hỏi trình độ thiết kế và kỹ thuật xây dựng cao.

Hiện có một số mặt bằng chung cư nhà cao tầng được đầu tư xây dựng công phu, vốn đầu tư nhiều nhưng khi thực hiện khâu tư vấn kiến trúc lại không hài hoà với xung quanh mà còn phá vỡ cảnh quan đẹp. Một số khác quá chú trọng về hình thức kiến trúc hoặc áp dụng nguyên dạng cao ốc nước ngoài, quá nhiều kính, không được thiết kế thông gió, che nắng…điều này sẽ không phù hợp với điều kiện khí hậu vùng nhiệt đới của Việt Nam.

banner.png
 
#2
Để đảm bảo chất lượng tốt cho một công trình xây dựng, ngoài việc lựa chọn được một đơn vị thiết kế kiến trúc giỏi, một đơn vị thi công tốt thì bên cạnh đó không thể không nhắc đến vai trò và tầm quan trọng của đơn vị tư vấn giám sát. Tư vấn giám sát xây dựng được chủ đầu tư giao cho, thông qua hợp đồng kinh tế, thay mặt chủ đầu tư chịu trách nhiệm về chất lượng công trình.

Xem chi tiết: https://www.songnam.net/yeu-cau-cong-viec-cua-mot-tu-van-giam-sat-thi-cong-xay-dung-la-gi/
 
#3
4 phương thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư này được quy định từ điều 28-32 của Luật đấu thầu (số 43/2013/QH13) năm 2013, cụ thể như sau:

1. Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ

* Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

a) Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn; gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô nhỏ;
b) Chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp;
c) Chỉ định thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp;
d) Mua sắm trực tiếp đối với gói thầu mua sắm hàng hóa;
đ) Chỉ định thầu đối với lựa chọn nhà đầu tư.



* Nhà thầu, nhà đầu tư nộp hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

* Việc mở thầu được tiến hành một lần đối với toàn bộ hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất.

2. Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ

* Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

a) Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp;

b) Đấu thầu rộng rãi đối với lựa chọn nhà đầu tư.

* Nhà thầu, nhà đầu tư nộp đồng thời hồ sơ đề xuất về kỹ thuật và hồ sơ đề xuất về tài chính riêng biệt theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.

* Việc mở thầu được tiến hành hai lần. Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở ngay sau thời điểm đóng thầu. Nhà thầu, nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật sẽ được mở hồ sơ đề xuất về tài chính để đánh giá.

3. Phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ

a. Phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ được áp dụng trong trường hợp đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô lớn, phức tạp.

b. Trong giai đoạn một, nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật, phương án tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu nhưng chưa có giá dự thầu. Trên cơ sở trao đổi với từng nhà thầu tham gia giai đoạn này sẽ xác định hồ sơ mời thầu giai đoạn hai.

c. Trong giai đoạn hai, nhà thầu đã tham gia giai đoạn một được mời nộp hồ sơ dự thầu. Hồ sơ dự thầu bao gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu giai đoạn hai, trong đó có giá dự thầu và bảo đảm dự thầu.

4. Phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ

a. Phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ được áp dụng trong trường hợp đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có kỹ thuật, công nghệ mới, phức tạp, có tính đặc thù.

b. Trong giai đoạn một, nhà thầu nộp đồng thời hồ sơ đề xuất về kỹ thuật và hồ sơ đề xuất về tài chính riêng biệt theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở ngay sau thời điểm đóng thầu. Trên cơ sở đánh giá đề xuất về kỹ thuật của các nhà thầu trong giai đoạn này sẽ xác định các nội dung hiệu chỉnh về kỹ thuật so với hồ sơ mời thầu và danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu được mời tham dự thầu giai đoạn hai. Hồ sơ đề xuất về tài chính sẽ được mở ở giai đoạn hai.

c. Trong giai đoạn hai, các nhà thầu đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn một được mời nộp hồ sơ dự thầu. Hồ sơ dự thầu bao gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu giai đoạn hai tương ứng với nội dung hiệu chỉnh về kỹ thuật. Trong giai đoạn này, hồ sơ đề xuất về tài chính đã nộp trong giai đoạn một sẽ được mở đồng thời với hồ sơ dự thầu giai đoạn hai để đánh giá.
 
#4
NHỮNG LỢI ÍCH CỦA CÔNG TÁC THẨM TRA THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG?
  • Khắc phục các sai sót còn tồn tại trong quá trình tư thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình và đảm bảo chất lượng tốt nhất cho đồ án thiết kế.
  • Mang lại hiệu quả kinh tế cao cho chủ đầu tư, tiết kiệm chi phí đầu tư hiệu quả.
  • Mang lại độ tin cậy cao cho đồ án thiết kế vì đã được những cán bộ, kỹ sư giỏi chuyên môn thực hiện công tác kiểm định chất lượng công trình xây dựng.



MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG CỦA VIỆC THẨM TRA BẢN VẼ THI CÔNG?
Công việc thẩm tra bản vẽ thi công sẽ được thực hiện với mục tiêu và nội dung công việc như sau:
  • Thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công để kiểm tra mức độ phù hợp của bản vẽ thiết kế kỹ thuật so với bản vẽ thiết kế cơ sở đã được phê duyệt.
  • Kiểm tra và đánh giá sự hợp lý của các giải pháp tư vấn giám sát công trình.
  • Đánh giá các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng cho phương pháp tư vấn giám sát xây dựng.
  • Kiểm tra và đánh giá mức độ an toàn của công trình xây dựng, khả năng chịu lực cũng như tính ổn định của toàn bộ các hạng mục công trình, các kết cấu chi tiết.
  • Đánh giá sự hợp lý của thiết bị công nghệ và dây chuyền kỹ thuật sử dụng.
  • Kiểm tra phương án bảo vệ môi trường, phòng cháy chữa cháy, an toàn lao động khi thi công.
  • Đánh giá năng lực của tổ chức tư vấn thiết kế và cá nhân thiết kế bản vẽ thi công.
  • Kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công xây dựng.
  • Kiểm tra chất lượng, khối lượng thiết kế đảm bảo đầy đủ tất cả các hạng mục công trình theo yêu cầu và mục đích sử dụng của chủ đầu tư.
  • Đánh giá mức độ chất lượng thiết kế thi công, các giải pháp thiết kế kết cấu phải đảm bảo an toàn cho công trình, mức độ khả thi để triển khai thi công.
  • Giải trình bảo vệ thiết kế để các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Nội dung thẩm tra bản vẽ thi công đối với thiết kế 1 bước và 2 bước như thế nào?
  • Sự phù hợp của thiết kế kỹ thuật với thiết kế cơ sở;
  • Sự hợp lý của các giải pháp kết cấu công trình;
  • Sự tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng;
  • Đánh giá mức độ an toàn công trình;
  • Sự hợp lý của việc lựa chọn dây chuyền và thiết bị công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ;
  • Sự tuân thủ các quy định về môi trường, phòng cháy, chữa cháy.
 
#5
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều công ty tư vấn thiết kế, bạn nên tham khảo một số lưu ý sau để lựa chọn một đơn vị phù hợp với mình nhé

1. Công ty thiết kế kiến trúc có địa chỉ văn phòng, chi nhánh
Đây có thể là tiêu chí mà nhiều gia chủ bỏ qua khi lựa chọn đơn vị tư vấn thiết kế kiến trúc. Một công ty có trụ sở riêng, nơi các bộ phận, phòng ban cùng phối hợp làm việc thường có quy trình làm việc và tính chuyên môn hóa cao. Đây cũng là nơi khách hàng có thể như trực tiếp gặp mặt kiến trúc sư để được trao đổi và nghe tư vấn về quá trình thiết kế.

Thông qua dịp gặp mặt này, khách hàng sẽ có được cái nhìn tổng quan và chân thực nhất về tác phong làm việc, sự nhiệt thành trong công việc cũng như những đánh giá sơ bộ về chuyên môn và khả năng lắng nghe của đội ngũ nhân viên công ty. Vì vậy, việc có cho mình một trụ sở hay văn phòng riêng có thể coi là một tiêu chí đánh giá uy tín mà bạn nên cân nhắc.



Nếu căn nhà của bạn ở quá xa văn phòng công ty, hay lưu tâm tới việc liệu công ty kiến trúc này có sẵn sàng tới tư vấn trực tiếp nơi ở của bạn không. Việc thiết kế không thể chỉ phụ thuộc vào số liệu kích thước đưa ra từ phía khách hàng mà còn phụ thuộc vào đánh giá thực tế, vì vậy điều này thể hiện rõ ràng sự tận tâm trong công việc của một đội ngũ thiết kế kiến trúc.

2. Tham khảo các dự án thiết kế thực tế của công ty đã từng thực hiện

Các dự án thực tế đóng vai trò như một hồ sơ năng lực của mỗi công ty thiết kế kiến trúc. Vì vậy, việc tham khảo các công trình thực tế của công ty kiến trúc có thể cho bạn những đánh giá nhất định về chuyên môn cũng như biết được đâu là phong cách cách điển hình của những đơn vị này.


Một đơn vị thiết kế có những dự án thẩm mỹ và nổi bật sẽ có kinh nghiệm đưa ra những phương án bố trí, thiết kế kiến trúc hợp lý nhất để vừa hài hòa về mặt thị giác, lại vừa tối ưu về mặt công năng. Ngoài ra, bạn cũng có thể dựa vào đó để đưa ra quyết định lựa chọn một đơn vị phù hợp với phong cách thiết kế mà bản thân ưa thích. Bạn có thể dễ dàng tìm hiểu về các công trình này thông qua website và fanpage của họ.


 
#6
Đời người có 3 việc lớn nhất là “Tậu trâu – Cưới vợ – Làm nhà”, do vậy làm nhà hoàn toàn là một việc trọng đại của đời người. Ngôi nhà không chỉ là nơi bạn nghỉ ngơi sinh hoạt mà còn là không gian để gắn kết, sum vầy gia đình sau những giờ lao động mệt nhọc.
Xây nhà là cả một quá trình và cũng là tâm huyết của gia chủ và toàn thể đội ngũ thiết kế và thi công.

Việc thiết kế kiến trúc trước khi triển khai xây dựng giúp tạo nên một không gian sống đẹp, tiện ích, đáp ứng đầy đủ công năng và một môi trường sống thuận tiện, thoải mái cho gia chủ.
Trong xây dựng, bản vẽ thiết kế kiến trúc cũng giống như tấm bản đồ giúp cho chủ đầu tư cũng như đơn vị thi công nắm được toàn bộ các thành phần kỹ thuật trong một ngôi nhà, từ móng nhà, mặt bằng công năng, hình ảnh 3D của ngôi nhà cho đến bản vẽ chi tiết đường điện, đường nước của ngôi nhà.
Vì sao cần thiết kế kiến trúc trước khi xây nhà?
  • Đảm bảo tính pháp lý cho công trình
  • Bản thiết kế sẽ đảm bảo cho bạn có một ngôi nhà ưng ý nhất
  • Bản vẽ thiết kế nhà giúp tiết kiệm kinh phí và hạn chế phát sinh
  • Tính toán được phong thủy phù hợp với gia chủ khi thiết kế
  • Giúp quản lý được số lượng và chất lượng vật tư xây dựng
  • Bản thiết kế kiến trúc giúp việc sửa chữa sau này được dễ dàng hơn

Đối với một bản vẽ thiết kế kiến trúc hoàn chỉnh sẽ phải bao gồm đầy đủ 3 yếu tố sau
1. Phần kiến trúc
Đó là kiểu dáng ngôi nhà từ ngoài vào trong. Phối cảnh mặt ngoài sẽ giúp gia chủ hình dung được kiểu dáng màu sắc của ngôi nhà sau khi thi công xây dựng hoàn thiện.
Mặt bằng từng tầng chính là mặt cắt của ngôi nhà theo từng tầng thể hiện vị trí kính thước của từng mảng tường, cách đặt vị trí cầu thang, bố trí các phòng, diện tích bố trí từng phòng. Phần này thường có ghi chú rõ ràng để gia chủ dễ hiểu nhất
2. Phần hồ sơ kết cấu
Phần hồ sơ kết cấu sẽ bao gồm:
– Ghi chú quy cách chung trong quá trình thiết kế và thi công
– Mặt bằng móng, chi tiết móng
– Mặt bằng định vị cột, chi tiết kết cấu cột
– Mặt bằng định vị dầm, chi tiết dầm tầng
– Mặt bằng kết cấu sàn tầng
– Mặt bằng định vị lanh tô, chi tiết kế cấu lanh tô
– Thống kê cốt thép
3. Phần điện nước
– Hồ sơ thiết kế chiếu sáng
– Hồ sơ thiết kế ổ cắm
– Hồ sơ thiết kế internet( Nếu có)
– Hồ sơ thiết kế Truyền hình cáp( Nếu có)
– Hồ sơ thiết kế điện thoại( Nếu có)
– Sơ đồ điện thông minh(Miễn phí – Nếu có)
– Thống kê vật tư
– Hồ sơ thiết kế cấp thoát nước
– Thống kê vật tư
 
#7
Kết cấu xây dựng của nhà chung cư cần đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo quy định.

Căn cứ theo Tiểu mục 2.3 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 04:2021/BXD, yêu cầu đối với kết cấu của nhà chung cư được quy định cụ thể như sau:

1. Kết cấu nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp trong thời gian thi công và khai thác sử dụng phải đảm bảo các yêu cầu:

– An toàn chịu lực: phải thiết kế kết cấu và xây dựng đảm bảo khả năng chịu lực, đảm bảo ổn định, chịu được các tải trọng và tổ hợp tải trọng bất lợi nhất tác động lên chúng, kể cả tải trọng theo thời gian, trong đó các tải trọng liên quan đến điều kiện tự nhiên của Việt Nam (gió bão, động đất, sét, ngập lụt) được lấy theo QCVN 02:2009/BXD.

– Khả năng sử dụng bình thường: phải duy trì được điều kiện sử dụng bình thường, không bị biến dạng và suy giảm các tính chất khác quá giới hạn cho phép của tiêu chuẩn được lựa chọn áp dụng cho công trình.

– Đảm bảo khả năng chịu lửa: Các kết cấu, vật liệu kết cấu của nhà phải đảm bảo yêu cầu về tính chịu lửa và tính nguy hiểm cháy theo QCVN 06:2021/BXD.

– Tuổi thọ thiết kế:

+ Nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp phải được tính toán đảm bảo tuổi thọ thiết kế tối thiểu 50 năm (ngoại trừ các trường hợp khác do người quyết định đầu tư/chủ đầu tư quyết định phù hợp với thời gian khai thác sử dụng công trình).

+ Kết cấu của nhà phải đảm bảo độ bền lâu tương ứng với tuổi thọ thiết kế.

+ Tuổi thọ thiết kế của công trình phải được nêu rõ trong hồ sơ thiết kế và các hồ sơ khác của công trình theo quy định của pháp luật. Đến thời hạn sử dụng theo thiết kế của công trình (tuổi thọ thiết kế), chủ đầu tư/người quyết định đầu tư cần có thông báo và tiến hành kiểm định, đánh giá chất lượng của công trình để có biện pháp can thiệp kéo dài thời hạn sử dụng hoặc có biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.



2. Nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp phải đảm bảo các yêu cầu:

– Chuyển vị ngang tại đỉnh nhà và chuyển vị ngang tương đối giữa các tầng không được lớn hơn giá trị quy định theo tiêu chuẩn được lựa chọn áp dụng.

– Gia tốc cực đại của chuyển động tại đỉnh nhà do tải trọng gió tác dụng không vượt quá giá trị quy định trong tiêu chuẩn thiết kế lựa chọn áp dụng.

3. Móng và kết cấu móng, kết cấu tầng hầm và hệ thống kỹ thuật phần ngầm của nhà phải được tính toán, thiết kế dựa trên các đặc trưng của đất nền, điều kiện địa chất thủy văn tại địa điểm xây dựng, cũng như mức độ xâm thực của đất nền và nước ngầm, phải đáp ứng được các yêu cầu:

– Đảm bảo an toàn chịu lực và ổn định.

– Đảm bảo độ lún, lún lệch nằm trong giới hạn cho phép theo quy định của nhiệm vụ thiết kế và tiêu chuẩn được lựa chọn áp dụng.

– Đảm bảo an toàn cho bản thân công trình và các công trình lân cận trong quá trình thi công móng và tầng hầm.

4. Nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp trong quá trình thi công và khai thác sử dụng phải không được gây hư hỏng tới hệ thống hạ tầng kỹ thuật và các công trình lân cận.

5. Khi cải tạo nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp cần tính đến sơ đồ kết cấu, tình trạng thực tế của nhà.

Nguồn LAO ĐỘNG
 
Top