Nâng cao khả năng tiếp cận thị trường quốc tế của BĐS

#1
Nâng cao khả năng tiếp cận thị trường quốc tế của BĐS


Thị trường bất động sản Việt Nam đang thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài bởi nhiều tín hiệu tích cực như: nền kinh tế tiếp tục thể hiện những Điểm dân cư Đức Giang dấu hiệu cải thiện mạnh, quá trình đô thị hóa nhanh và chưa có dấu hiệu giảm...
Nhiều cơ hội với nhà đầu tư nước ngoài


Thị trường bất động sản Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển ban đầu và so với các nước khác, tổng diện tích xây dựng vẫn ở mức thấp trên mọi lĩnh vực cho thấy, nhiều cơ hội đối với nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường.


Theo dự báo, nhu cầu cho diện tích văn phòng sẽ tăng trong những năm tới, đặc biệt là tại khu vực trung tâm của Hà Nội và TP.HCM, khi nền kinh tế dần mạnh lên ở trong nước, cũng như quốc tế. Thị trường bán lẻ trong nước chưa thực sự khởi sắc và chủ yếu vẫn mang tính địa phương, mặc dù các công ty bán lẻ quốc tế đã có thể hoạt động với hình thức công ty 100% vốn nước ngoài. Trong vài năm tới, Chính phủ nên tiếp tục mở rộng cửa đối với các công ty bán lẻ nước ngoài theo các điều kiện của hiệp định với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và việc dỡ bỏ, hoặc giảm thiểu hạn chế hiện tại, sẽ tạo ra nhiều cơ hội phát triển trong lĩnh vực này, khi tổng diện tích bán lẻ đang ở mức cung không đủ cầu của toàn bộ dân số, cũng như tương đối thấp so với các nước trong khu vực. Có sự thiếu hụt lớn về bất động sản bán lẻ hiện đại, trong khi nhu cầu về hàng hóa bán lẻ hiện đại ngày càng tăng. Cùng với mức tăng thu nhập, tiêu dùng hàng năm cũng tăng và chưa có dấu hiệu của sự suy giảm tốc độ.


Nhu cầu đối với bất động sản nhà ở tiếp tục ở mức cao trên cả nước, đặc biệt là ở các đô thị trung tâm lớn, do nguồn cung trước đây tương đối nhỏ và chất lượng tương đối thấp, cũng như do mức sống được cải thiện và quá trình đô thị hoá gia tăng. Rất nhiều trong số nguồn cung đang được xây dựng hiện nay đã được bán từ rất sớm trong quá trình phát triển dự án. Phân khúc cao cấp của thị trường đã trải qua một số điều chỉnh về giá trong những tháng gần đây, mặc dù phân khúc trung bình và thấp hơn vẫn tiếp tục bán tốt, với nhu cầu mạnh tại những dự án có sản phẩm chất lượng.


Dự báo, nhà đầu tư sẽ quay lại lĩnh vực bất động sản nhà ở như là kênh đầu tư được lựa chọn trong tương lai, đặc biệt là khi giá vàng bắt đầu hạ nhiệt.


Lĩnh vực công nghiệp và sản xuất ở Việt Nam đang ngày càng trở nên cạnh tranh hơn nhờ giá đầu vào thấp. Sẽ tiếp tục có những những dự án đầu tư lớn vào các khu công nghiệp từ các công ty của Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan và các nhà đầu tư tại các nước này sẽ nhận thức rõ hơn về các lợi ích của việc thiết lập cơ sở sản xuất tại Việt Nam so với các thị trường khác trong khu vực như Thái Lan, đặc biệt là khi đồng Việt Nam tiếp tục yếu đi so với USD. Điều này sẽ dẫn đến gia tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài và các cơ hội tương ứng trong việc phát triển các tiện ích hỗ trợ như nhà ở, thương mại và các dịch vụ khác để phục vụ nhân công trong nước, cũng như nước ngoài.


Việc tiếp tục nâng cấp các cơ sở hạ tầng và công trình giao thông sẽ tạo ra động lực thúc đẩy đầu tư vào công nghiệp du lịch trên cả nước. Việt Nam vẫn chưa mở cửa hoàn toàn trong lĩnh vực như vận tải hàng không. Tuy nhiên, với những cải thiện hiện nay tại các sân bay ven biển, các tuyến bay quốc tế sẽ làm gia tăng lượng khách quốc tế - đối tượng luôn yêu cầu các dịch vụ và tiện nghi khách sạn chất lượng cao. Rất nhiều thương hiệu khách sạn quốc tế lớn đang mở rộng hoạt động tại các thành phố chính và các thành phố ven biển.
phát triển đến mức độ này, cùng với việc nới lỏng các hạn chế và cải thiện khung pháp lý, mức độ FDI chắc chắn sẽ gia tăng.
 
Top