Cách chống thấm trần nhà chung cư đơn giản

#1
Cách chống thấm trần nhà chung cư đơn giản


Trần nhà bị thấm là vấn đề nhiều hộ gia đình ở khu chung cư hay gặp phải. Vì máy vệ sinh công nghiệp tphcmmuốn đẩy nhanh tiến độ thi công mà nhiều nhà thầu đã bỏ qua chất lượng công trình. Dẫn đến tình trạng nhiều nhà dân sau khi ở được một thời gian thì xảy ra hiện tượng bị thấm nước, nhất là ở vị trí trần nhà. Việc chống thấm trần nhà chung cư sẽ tốn kém chi phí và thời gian nếu như không được xử lý triệt để.


Nguyên nhân gây ra trần nhà chung cư bị thấm
Tại các khu chung cư giá rẻ tỷ lệ bị thấm dột là khá cao. Có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân phổ biến như:


Công tác chống thấm không được chú trọng ngay từ ban đầu. Hoặc các biện pháp chống thấm không được thực hiện đúng cách, đúng kỹ thuật. Không đảm bảo đúng yêu cầu về chất lượng.
Sử dụng các vật liệu xây dựng kém chất lượng, sai mục đích sử dụng hay do thiếu sự đồng bộ. Đây là vấn đề bất cập thiếu sự minh bạch trong thi công của các nhà thầu chịu trách nhiệm xây dựng chung cư giá rẻ.
Do nhà thầu thi công ẩu, không chú trọng vào công trình và thiếu kinh nghiệm. Dẫn đến các thao tác thi công còn hạn chế.
Có thể do hệ thống đường ống cấp nước và thoát nước của tòa nhà bị rò rỉ. Dẫn đến tình trạng trần nhà, tường nhà bị thấm dột, ẩm mốc, loang lổ… gây mất thẩm mỹ.
Cũng có thể là do các yếu tố khách quan như: Điều kiện thời tiết, khí hậu nắng nóng, mưa nhiều và độ ẩm cao… Khiến cho các vật liệu xây dựng bị co lại. Cùng với đó là xảy ra các hiện tượng nứt nẻ, cong vênh, đứt gãy… Làm cho kết cấu của tòa nhà bị biến dạng. Không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng của công trình mà còn đe dọa đến sự an toàn của những cư dân sống trong tòa nhà đó.
Những tác hại nếu không chống thấm trần nhà kịp thời
Nhà bạn sẽ bị xuống cấp nhanh chóng làm hỏng kết cấu của căn hộ. Tuổi thọ của căn hộ chung cư sẽ giảm xuống.
Nếu để trần nhà bị thấm quá lâu dẫn đến thấm dột nặng thì chi phí sửa chữa sẽ càng tăng cao.
Trần nhà bị thấm nước sẽ dẫn đến tình trạng ẩm mốc ảnh hưởng đến đời sống của gia đình. Nếu nặng thì nước sẽ bị dột nhiều xuống sàn đi lại dễ bị té ngã.
Gây mất thẩm mỹ cho căn hộ, gia đình phải sống trong không khí không trong lành.
Các biện pháp chống thấm trần nhà chung cư
Có 2 cách chống thấm trần nhà chung cư là:


Cách chống thấm thuận: Tức là bạn sẽ chống thấm bề mặt tiếp xúc trực tiếp với nguồn gây thấm.
Chống thấm ngược: Xử lý tại bề mặt tường hoặc sàn mà không tiếp xúc trực tiếp với nguồn gây thấm.
Thông thường để xử lý sự cố này, người ta sẽ thực hiện theo phương pháp chống thấm ngược. Tuy nhiên Điện Máy Gia Phú sẽ hướng dẫn cách thực hiện cả hai biện pháp để bạn có thể hiểu rõ và lựa chọn biện pháp phù hợp với nhà của mình. Nhưng chúng tôi vẫn khuyến khích bạn nên thực hiện phương pháp chống thấm ngược.


Chống thấm ngược
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu, máy móc


Vật liệu để chống thấm: Sika Latex, vữa
Thiết bị máy móc: Máy đục, máy xoa, máy hút bụi, máy khuấy sơn, máy phun, lu sơn.
Bước 2: Vệ sinh bề mặt chống thấm


Đục bỏ hết các lớp vữa trát bên ngoài đến lớp gạch xây và sàn bê tông.
Sử dụng máy hút bụi công nghiệp để vệ sinh bề mặt vừa đục khỏi bụi bẩn.
Bước 3: Quét chống thấm


Dùng lu, chổi quét hoặc máy phun lên bề mặt đã được đục sẵn. Lưu ý quét và phun đều vật liệu chống thấm.
Sau khi quét xong thì chờ trong khoảng 2 – 3 tiếng để lớp lót khô.
Tiếp đó là quét thêm 2 – 3 lớp tương tự.
Bước 4: Kiểm tra lớp chống thấm


Sau khi thực hiện quét chống thấm xong, bạn nên để nguyên như vậy trong 1 đến ngày để theo dõi. Nếu có gặp các trục trặc kỹ thuật nào thì cần gia cố và khắc phục ngay.
Nếu đã chống thấm thành công thì trát, ốp lát sẽ về lại nguyên trạng thái ban đầu.
Phương pháp chống thấm sẽ không thể xử lý triệt để nếu người thi công thiếu kinh nghiệm và tay nghề không cao.


Chống thấm thuận
Đối cách chống thấm trần nhà chung cư này, vì cần phải chống thấm tại bề mặt tiếp xúc trực tiếp với nguồn thấm. Do đó, bạn cần phải xin phép chủ căn hộ phía trên nhà bạn thì mới có thể thực hiện phương pháp này.


Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu


Vật liệu chống thấm: Các sản phẩm tạo màng như Sika, Basf, Compemit…
Dụng cụ: Búa đục, búa băm, mũi đục nhọn.
Bước 2: Vệ sinh bề mặt chống thấm


Đục bỏ hết phần gạch lát cho đến bề mặt sàn bê tông.
Trên bề mặt bê tông kết cấu, gạch xây đục mở miệng các đường nứt có rãnh rộng 1-2 cm và sâu 2cm.
Sau đó tiến hành dọn sạch sẽ bề mặt, loại bỏ bụi bẩn.
Bước 3: Dùng chổi hoặc bay trát vật liệu chống thấm lên bề mặt vừa đục. Sao cho đều và phủ kín được toàn bộ, tuyệt đối không để lại lỗ kim hoặc bong bóng.


Sau khi quét lớp thứ 1 thì chờ khoảng 2 – 3 tiếng để cho khô. Sau đó mới tiếp tục quét tiếp 2 – 3 lớp với khoảng thời gian như trên.
Bước 4: Sau khi lớp cuối cùng đã khô thì bạn hãy tiến hành phun hoặc ngâm nước khoảng 1 ngày. Mục đích là để kiểm tra chất lượng lớp sơn chống thấm, nếu có gặp trục trặc thì xử lý ngay lại ở bước thứ 2.
 
Top