Cháy khét trong nấu ăn là điều không thể tránh

#1
Cháy khét trong nấu ăn là điều không thể tránh

Nồi chảo cũng là một trong những nguyên nhân gây ra vết cháy khét khi nấu ăn, chứ không phải hoàn toàn do mua máy hút bụi công nghiệp ở tphcm bạn sơ ý đặt chúng trên bếp quá lâu hay với ngọn lửa quá lớn. Ngoài ra, nếu nồi (chảo) bị cháy khét sẽ làm cho thức ăn không được chín đều. Thậm chí là dễ dàng làm hư hỏng dụng cụ nấu và ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.


1. Sử dụng nồi và chảo chất lượng cao
Thông thường, nồi chảo chất lượng cao được làm bằng vật liệu nặng. Trong khi, nồi chảo kém chất lượng lại có giá rẻ hơn, làm cho thức ăn nóng và chín không đều, dễ bị cháy khét. Nồi và chảo ba lớp được cấu tạo bởi thành phần: thép không gỉ, nhôm và thép hạng nặng. Do đó nên khối lượng của nồi chảo thường rất nặng và có độ bền cao. Ngoài ra, chúng còn được xử lý và tráng men thích hợp để hạn chế tối đa các vết cháy xuất hiện khi nấu nướng.

2. Sử dụng nồi chảo có lớp chống dính
Để hạn chế vết cháy khi nấu ăn, bạn có thể dùng nồi chảo có lớp chống dính. Bên cạnh đó, loại chảo mới hiện nay không cần phủ lớp chống dính mà vẫn có thể giúp bạn hạn chế tối đa được các vết cháy khi nấu, như được làm bằng chất liệu Teflon. Teflon là hợp chất, có tính chất chịu nhiệt, không kết dính và có độ chống mài mòn cao.

3. Vệ sinh mặt bếp, nơi nấu ăn sạch sẽ
Hãy chắc chắn rằng bề mặt bếp luôn được vệ sinh sạch sẽ. Vì nếu để nước sốt, xi-rô hay các loại thực phẩm khác bám trên bề mặt, thì khi gặp nhiệt độ cao (lúc bật bếp để nấu), chúng sẽ bị đốt cháy. Đây là nguyên nhân gây ra vết cháy khét dưới đáy nồi chảo.

Chính vì vậy, bạn cần vệ sinh sạch sẽ trên bề mặt bếp nấu nướng, nhất là đối với loại bếp gas. Bạn cần lau sạch bộ phận đầu đốt và loại bỏ đi bất kỳ khối thực phẩm nào còn sót lại.

4. Lau sạch bên ngoài nồi chảo trước khi sử dụng
Không chỉ vệ sinh mặt bếp, mà bạn cũng cần phải lau sạch bên ngoài của nồi và chảo trước khi sử dụng. Vì những mảnh thức ăn còn bám lại dưới đáy hoặc giữa các khe cạnh của nồi chảo, khi tiếp xúc trực tiếp với đầu đốt bếp, chúng sẽ bị đốt cháy. Từ đó dẫn đến việc xuất hiện vết cháy khét trên nồi chảo.

5. Cách làm chảo ít bị dính
Nếu nồi chảo đã được xử lý và phủ lớp chống dính, thì bạn an tâm dùng chúng để nấu ăn mà không phải lo có xuất hiện vết cháy hay không.

Tuy nhiên, nếu không có thì cũng không sao. Vì bạn có thể thực hiện thủ công khi dùng mỡ lợn (hoặc mỡ xông khói) phủ trên bề mặt nồi chảo để chống dính. Nên sử dụng mỡ động vật, thay vì dầu thực vật.

Bạn cần thực hiện các bước sau:

Đầu tiên, bạn đặt chảo vào lò nung nóng ở nhiệt độ 250 ° F (khoảng 121°C) trong 15 phút.
Sau đó, lấy chảo ra khỏi lò và đổ hết dầu mỡ lỏng.
Tiếp tục, đặt chảo trở lại vào lò nướng trong hai giờ nữa trước khi lấy ra.
Lặp lại quá trình này thêm một hoặc hai lần nữa để đảm bảo rằng chất béo thấm hoàn toàn vào lỗ nhỏ của chảo.
6. Làm nóng dầu trong chảo trước khi thêm thức ăn
Khi dùng bất kì loại chảo nào và nguyên liệu nào, thì việc cho dầu vào trước sẽ giúp bạn tránh được để lại vết cháy khi nấu ăn.

Bạn có thể dùng mỡ lợn, dầu ăn tráng sơ qua nồi chảo trước ở nhiệt độ trung bình, để tạo ra một lớp phủ không dính hoàn hảo.

7. Canh chỉnh đầu đốt, nhiệt độ phù hợp
Bạn nên sử dụng đầu đốt của bếp phù hợp với kích thước nồi chảo, nhất là với bếp gas. Vì ngọn lửa của bếp gas có thể lan rộng đều các cạnh của nồi (chảo), làm cho chất lỏng và chất rắn dễ bị bám dính vào cạnh bên, dễ gây ra các vết cháy xém. Nước sốt (xi rô đường, sữa, phô mai,.. hay sốt spaghetti) có khả năng bị cháy nhanh nếu đun trên nhiệt độ quá lớn và làm nóng quá nhanh. Bạn nên điều chỉnh nhiệt độ thấp đến trung bình, thay vì bật ở nhiệt độ cao.

Do đó, hãy chọn đầu đốt có kích thước tương đối. Ít nhất là đầu đốt nhỏ hơn so với việc chọn dùng đầu đốt quá lớn.

8. Khuấy thường xuyên khi nấu
Việc khuấy liên tục khi bạn nấu các loại nước sốt, sẽ giúp bạn hạn chế được các vết cháy khét bám trên nồi chảo. Vì khi thức ăn nằm ở vị trí cố định quá lâu, chúng phải tiếp xúc nhiều với bề mặt kim loại của chảo, làm cho chúng dễ bị cháy hơn.

9. Xoay nồi chảo
Nếu bạn không cân chỉnh lại kích thước đầu đốt, thì bạn có thể xoay nồi chảo trên bếp sao cho phù hợp với nhiệt độ của ngọn lửa. Vì thao tác xoay nồi chảo cũng hạn chế nhiệt độ cao tập trung quá lâu vào một vị trí. Từ đó sẽ giúp bạn hạn chế được vết cháy khét khi nấu ăn.

10. Dùng bộ điều chỉnh lửa
Bạn có thể dùng bộ điều chỉnh lửa để kiểm soát được ngọn lửa khi nấu ăn (nói một cách khác là kiểm soát nhiệt độ phù hợp). Bộ điều chỉnh lửa, còn gọi là bộ khuếch tán nhiệt, là một tấm kim loại nằm giữa dụng cụ nấu ăn của bạn và đầu đốt.

11. Xử trí khi thực phẩm bị cháy khét
Dù biết và thực hiện nhiều biện pháp để tránh gây ra việc cháy khét khi nấu ăn, nhưng thỉnh thoảng bạn vẫn gặp tình trạng này.

Khi thực phẩm bị cháy khét, bạn cần xử lý như sau:

Lấy nồi chào ra khỏi bề mặt bếp.
Đồ một cốc nước lạnh vào trong lòng của nồi hoặc chảo.
Bắt lên bếp và đun nước với ngọn lửa vừa. Đồng thời, bạn sử dụng thìa kim loại để nhẹ nhàng cậy vết cháy ra. Vì nước nóng sẽ giúp bạn dễ dàng loại bỏ vết cháy khét bám trên nồi chảo khi nấu nướng.
Với những thông tin chia sẻ phía trên, hy vọng sẽ giúp bạn khắc phục được các vết cháy xuất hiện trên nồi chảo khi nấu ăn.
 
Top