Làm thế nào khi chủ đầu tư và nhà đầu tư không tìm được điểm chung

#1
Làm thế nào khi chủ đầu tư và nhà đầu tư không tìm được điểm chung


Cả chủ đầu tư và khách hàng tại một số khu đô thị mới đã không tìm được tiếng nói chung vì... giá vật liệu leo thang. Nhiều nhà đầu tư BĐS được Làng Pháp Bảo Lộc Resort & Spa chủ đầu tư tạo "điều kiện" để đầu cơ rơi vào thế... "chết" đứng.
Chủ đầu tư... im lặng


Khu đô thị (KĐT) Văn Khê (TP.Hà Đông, Hà Tây) là hậu quả tất yếu của cơn lốc thị trường BĐS. Khách hàng và chủ đầu tư đã nhiều lần "khẩu chiến" vẫn không tìm được tiếng nói chung, cuối cùng đã đẩy nhau vào tình thế thách đố. Khách hàng tìm đến cơ quan công luận để nhờ bảo vệ, còn chủ đầu tư thì né tránh áp lực bằng cách im lặng, mặc đến đâu... thì đến.


Vào thời điểm cách đây hơn một năm, KĐT Văn Khê nằm trong tầm ngắm của các nhà đầu cơ BĐS, bởi dư luận đã xôn xao "Hà Đông sắp về Hà Nội", KĐT này lại nằm trên trục đường Lê Văn Lương kéo dài. Đất ở KĐT nóng lên từng ngày. Những nhà đầu cơ mặc quyền hét giá. Không ít người đã lao vào cơn lốc không chút đắn đo, kể cả phương án vay NH.


Trong bối cảnh BĐS giá sốt từng ngày, hầu hết đất liền kề, biệt thự và kể cả các căn hộ chung cư của Văn Khê đều đã có "sẵn chủ" với mức đặt cọc là 50 triệu đồng. Trên các mạng có thông tin mua bán nhà đất, không ít trung tâm BĐS rao bán cả sàn, hoặc vài chục lô đất liền kề. Một căn hộ chung cư giá được hét chênh so với giá gốc tới 4 triệu đồng/m2, giá đất hộ liền kề được đẩy lên gấp 3 lần mà "hàng" vẫn khan hiếm. Khách hàng có nhu cầu đã rơi vào vòng xoáy "giá" mà chủ đầu tư và nhà đầu cơ cùng bắt tay... hét giá.


Khách hàng: Cầm dao đằng lưỡi


Thị trường BĐS đã rơi ở thế thẳng đứng khi NH siết chặt cho vay đầu tư BĐS, giá vật liệu tăng từng ngày, lãi suất vay ngày một cao khiến cho các chủ đầu tư và đầu cơ lâm vào thế phải đẩy hàng. Trong khi đó, khách hàng đã "trót" rơi vào vòng xoáy thị trường BĐS ở thời điểm nóng nhất thì lúc này chỉ biết "ngậm bồ hòn làm ngọt" và trở thành "cầm dao đằng lưỡi".


Theo phản ánh của khách hàng, vì muốn sở hữu mảnh đất, nhiều khách hàng đã đơn giản hoá vấn đề pháp lý. Cho đến nay, hầu hết khách hàng đã nộp cho Cty CP Sông Đà-Thăng Long 95% số tiền đất mà vẫn không biết mảnh đất của mình nằm ở vị trí nào giữa khu đất mênh mông đầy bùn đất. Họ chỉ biết lô đất của mình nằm ở vị trí... trên sơ đồ.


Về phần xây thô, giá trong hợp đồng đã ký kết giữa chủ đầu tư và khách hàng là 1.300.000đ/m2, nhưng do giá VLXD tăng từng ngày, buộc chủ đầu tư phải nâng giá xây thô, nhưng khách hàng lại không chấp nhận, cho là giá quá cao. Hai bên cứ giằng qua, giằng lại khiến cho KĐT với dự kiến sẽ đưa vào hoạt động năm 2009, nhưng đến nay cơ sở hạ tầng, đường sá vẫn chưa có, ngoài ít căn liền kề mới xây được vài hàng gạch.


Khi khách hàng làm căng quá, chủ đầu tư đành nhượng bộ để khách hàng tự xây dựng, nhưng với điều kiện là không được tập kết vật tư, vật liệu, thiết bị thi công ra ngoài phạm vi khu đất của khách hàng được bàn giao và hàng loạt điều kiện gây khó cho khách hàng.


Điều bất ngờ khi chúng tôi có được bản hợp đồng kinh tế của chủ đầu tư là Cty CP Sông Đà-Thăng Long ký với khách hàng.


Trong bản hợp đồng có điều 5: Chuyển nhượng hợp đồng. Với điều khoản này, rõ ràng Cty CP Sông Đà-Thăng Long đã tạo điều kiện cho nhà đầu cơ sở hữu hàng chục căn hộ, hàng chục lô đất. Và điều khoản này cho thấy, khách hàng có nhu cầu thực sự không bao giờ được mua đúng giá gốc từ Cty.


Như vậy, nhà đầu cơ có quyền "ôm" hàng, khách hàng muốn mua lại phải mất khoản phí cho chủ đầu tư. Phí chuyển nhượng căn hộ biệt thự là 10.000.000 đồng; căn hộ liền kề là 5.000.000 đồng. Như vậy, chủ đầu tư + nhà đầu cơ hưởng giá chênh lệch + phí chuyển nhượng. Cty CP Sông Đà - Thăng Long đã chứng minh: Vì sao giá BĐS ngày một nóng!
 
Top